Skip to main content

6 bí kíp chọn chuột chơi game dành cho gamer

Đối với game thủ, chuột chơi game không chỉ là yêu cầu tiên quyết mà mỗi bước tiến, mỗi chiêu thức đều là vấn đề “sinh mạng”, vậy làm sao để chọn được một chú ưng ý? Hãy cùng Saigongaming tìm hiểu nhé.

1 – Kích thước và thiết kế

Bạn hãy tưởng tượng hình dáng, kích thước, bề mặt của chuột sẽ gắn bó với bàn tay bạn nhiều giờ mỗi ngày mà nếu không tốt hay không phù hợp với bạn thì điều gì sẽ xảy ra?

Cho nên khi lựa chuột chơi game hãy chú ý đến kích thước bàn tay bạn và kích thước chuột sẽ dùng. Hãy xác định bạn thuộc cỡ tay nào và “đối tượng” bạn nhắm có phù hợp hay không? Bạn tay nhỏ thì đừng tham các dòng chuột như DA, IE 3.0,…hay ngược lại bạn thuộc tạng “tay to” lại cố dùng Krait thì thật tồi tệ.

Hiện có rất nhiều yếu tố để chọn kiểu dáng chuột nhưng có một cách đơn giản nhất là hãy cầm chúng lên thử bạn à! Nếu hợp nhãn, vừa tay thì hãy chọn ngay thôi.

 

2 – Lựa loại chuột có chỉ số DPI không cần quá cao

Độ phân giải DPI cao không quá quan trọng như nhiều game thủ vẫn quan niệm. Nó còn tùy thuộc vào loại game bạn chơi, độ nhạy sensitivity thiết lập trong game (DPI cao thì sensitivity thường phải thiết lập thấp và ngược lại).

Tất nhiên, DPI càng cao thì mức độ điều khiển chuột càng chính xác, nhưng DPI quá cao trong khi sensitivity thiết lập thấp lại thường dẫn tới hiện tượng khựng khi điều khiển chuột do giảm số FPS (khung hình/giây) mà cảm biến có thể xử lý.

Tốc độ để xử lý một khung hình có độ phân giải DPI cao chắc chắn phải chậm hơn tốc độ xử lý một khung hình có DPI thấp.

Thực nghiệm chỉ ra rằng với một game thủ thì DPI vào khoảng 2.500 đã là quá nhiều. Đặc biệt là với các bộ môn eSport thì tầm DPI 1.800 là đủ, thậm chí thừa.

 

3 – Tránh xa chuột không dây

Có nhiều lý do để người dùng không nên lựa chọn chuột không dây để chơi game. Trong đó, quan trọng nhất phải kể tới yếu tố độ trễ cao và sự chênh lệch về hiệu năng/giá thành so với chuột có dây. Cùng thông số kỹ thuật, cùng hãng, cùng hình dáng thì chuột không dây lại đắt hơn gấp rưỡi thậm chí gấp đôi so với phiên bản có dây.

Chuột không dây thì phải dùng pin và một thiết bị kết nối với máy tính. Lấy gì để đảm bảo một ngày đẹp trời, chuột của bạn không chẳng may hết pin hay tệ hơn, bạn bỏ quên bộ thu tín hiệu của chuột ở ngoài địa điểm thi đấu?

Tất nhiên, nếu bạn đủ sức chi đậm tay để rinh về những sản phẩm siêu cao cấp thì hoàn toàn có thể bỏ qua lời khuyên này, còn không: một chú chuột có đuôi sẽ là lựa chọn hoàn hảo.

4 – Nút bấm phụ có cần quá nhiều?

Khi không thể chạy đua về độ phân giải DPI, kiểu dáng chuột thì nhà sản xuất chuyển sang lấy lòng người dùng bằng các hệ thống các nút bấm phụ, có khả năng thay đổi chức năng theo kiểu marco một cách dễ dàng.

Nhưng liệu bạn có thể vừa di chuyển chuột linh hoạt trên mousepad vừa thao tác với các nút bấm phụ chỉ bằng một tay? Hoặc bạn muốn tay dùng bàn phím được rảnh rang hết mức? Đó là chưa kể, nếu chuột không có bộ nhớ trong thì các thiết lập sẽ không thể lưu lại để sử dụng khi bạn mang chuột đi thi đấu.

Chuột có hệ thống nút bấm phụ khủng nhất hiện nay phải kể đến Razer Naga, nhưng với kích thước tay ở một số game thủ thì gần như ngón cái chỉ chạm được tới các nút từ 1-6. Số còn lại không thể với tới cho dù đã co ngón hết mức. Như vậy, vấn đề thuận tiện trong thao tác với các nút phụ cũng không nên bỏ qua.

Nói chung, ngoài 2 nút chuột chính, núm xoay cuộn thì chuột chơi game lắp thêm cụm phím thay đổi nhanh độ nhạy xem ra đã khá đủ.

 

5 – Tần suất gửi tín hiệu càng cao càng tốt

 

Tần suất gửi tín hiệu càng cao, càng liên tục bao nhiêu thì chuyển động của chuột càng được máy tính ghi nhận chính xác bấy nhiêu.

Trên thị trường chuột chơi game hiện nay, tần suất gửi tín hiệu phổ biến ở ba mức: 125Hz, 500Hz và 1000Hz (qua cổng USB). Nếu dư giả về kinh tế, gamer đừng lăn tăn khi chọn sản phẩm hoạt động với tốc độ gửi tín hiệu 1000 lần/ giây.

 

6 – Các yếu tố nhỏ khác

Sở dĩ chúng ta dùng từ “các yếu tố nhỏ” vì đây đều là những thứ cần quan tâm mặc dù ảnh hướng của nó đến hiệu quả làm việc thực tế của chuột ít đáng kể.

Các yếu tố nhỏ bao gồm: Dây dẫn (nên chọn dây dài nhất có thể, dây cần mềm và nếu có lưới bọc bảo vệ thì càng tốt), Tính thông dụng (loại chuột thông dụng sẽ tốt hơn cho bạn trong việc tìm mua phụ kiện, quan trọng nhất là feet thay thế), Khay quả cân (khay quả cân sẽ chẳng bao giờ cần đến nếu bạn sở hữu đôi tay bé, cổ tay yếu, nó phù hợp với gamer Âu, Mỹ… những người di chuột có uy lực hơn).

Related News

Feet chuột là gì? Tại sao feet chuột lại quan trọng?

Feet chuột là gì – tầm quan trọng của feet chuột

Chi tiết nhỏ xíu ít được nhìn thấy này đôi khi mang lại thất bại...

Cách chọn chuột chơi game phù hợp nhu cầu và sở thích

Cách chọn chuột chơi game hiệu quả và hợp lý cho game thủ

  Chuột chơi game là thiết bị ngoại vi quan trọng nhất để mang đến...

Nên mua chuột chơi game nào?

Nên mua chuột chơi game nào trong năm 2017

Nên mua chuột chơi game nào? Đây là câu hỏi thường được đặt ra khi...

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

Shopping Cart