Khi bạn đang suy nghĩ về những cách tốt nhất để nâng cấp máy tính của mình, bạn có thể nghĩ tới việc thay thế một con chuột mới và là loại đắt tiền, vì đó là một trong những phần cứng được sử dụng nhiều nhất với PC của bạn. Bạn không muốn cứ mắc kẹt mãi với những con chuột rẻ tiền bạn đã sử dụng trong nhiều năm qua.
Thay thế chuột cao cấp hơn có thể giúp bạn làm việc tốt hơn và chơi game thoải mái hơn, cộng với việc nó có thể giúp ngăn ngừa tổn thương cho cổ tay và ngón tay của bạn. Tuy nhiên, trước khi bạn mua chuột mới, hãy cùng Saigongaming tìm hiểu 7 điều dưới đây trước khi đưa ra quyết định, vì bạn phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ.
Các sản phẩm chuột gaming thường tập trung vào những điểm chính như nhiều nút chức năng, mắt đọc cao cấp, bộ feet mượt mà và cả vẻ bề ngoài cực ngầu nữa. Một số mẫu chuột còn trang bị thêm tạ mini để tăng trọng lượng làm sao phù hợp nhất với tay người dùng.
Với chuột chơi game, điều quan trọng nhất có lẽ chính là mắt đọc, đặc biệt trong các tựa game Esport, khi mà người chơi luôn đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Và trên hết, nó sẽ có các nút mà bạn có thể cấu hình để thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại dễ dàng hơn. Nếu bạn cần phải kéo súng trường bắn tỉa hoặc sử dụng một medkit thì sao? Một cú nhấp chuột đơn giản có thể làm điều đó. Bạn thậm chí có thể chỉ định các macro phức tạp với một nút duy nhất.
Các yếu tố phụ khác như đèn LED hay thiết kế phù hợp cho người thuận tay trái cũng được các nhà sản xuất chuột gaming rất quan tâm. Hiện nay, các dòng chuột gaming cao cấp của Razer, Steelseries, Zowie hay Roccat có giá dao động từ 1 – 3 triệu đồng. Đó là một mức giá không hề rẻ với đại đa số người dùng, bao gồm game thủ.
2.Sản phẩm chuột tập trung vào sự thoải mái cho đôi tay
Thực tế, hầu hết các hãng sản xuất chuột máy tính tới nay đều rất quan tâm tới cảm giác cầm chuột của người dùng, mỗi dòng sản phẩm có 1 kích thước khác nhau, phù hợp với một cỡ tay nhất định. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta còn có một số sản phẩm đặc thù, mọi đường nét trên chúng đều hướng tới nâng cao trải nghiệm người dùng.
Những sản phẩm “cực thoải mái” loại này được thiết kế để phù hợp với bàn tay của bạn một cách tự nhiên, giảm áp lực lên các ngón tay và cổ tay của bạn. Chúng cũng có xu hướng có các nút bổ sung dễ tiếp cận.
Từ chất liệu cao cấp, chống mồ hôi tay, cho tới phần đỡ cổ tay, nút bấm và các nút chức năng êm ái, đặt đúng tầm ngón tay. Trọng lượng của các sản phẩm loại này thường có thể dễ dàng thay đổi bằng cách thêm hoặc bớt tạ phía trong thân chuột.
Yếu tố tạo ra sự thoải mái khác thường bị bỏ qua là tiếng ồn. Khi bạn đang làm việc chăm chỉ, hầu hết các con chuột đều tạo ra tiếng nhấp chuột không ngừng. Ngay cả khi nó không làm phiền bạn, thì nó cũng có thể làm phiền những người khác gần đó. Mua một con chuột không gây tiếng ồn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó.
Là các sản phẩm nhỏ bé, có thể gọi chúng là “chuột nhắt”. Các mẫu chuột dạng này thược được những người dùng máy tính xách tay ưa chuộng. Nó là loại tiêu chuẩn gồm hai hoặc ba nút và rất nhỏ gọn. Các con chuột này thường là không dây, hoặc một số chuột sử dụng cáp ngắn hoặc có thể thu gọn vào sau khi dùng.
Như vậy, có thể thấy các sản phẩm loại này chỉ thích hợp với những ai thường xuyên di chuyển, hoặc trở thành vật đồng hành cho máy tính xác tay, với những ai không thích dùng touchpad.
- DPI (Dots Per Inch)
Một trong những thông số kỹ thuật chính bạn sẽ thấy trên các con chuột là DPI hoặc các chấm trên mỗi inch. Theo các thuật ngữ đơn giản nhất, đây là một con số cho thấy con trỏ chuột sẽ di chuyển bao xa trên mỗi inch vật lý.. Các mắt đọc cao cấp có thể hỗ trợ tốc độ lên tới 10.000 DPI, trong khi đó các sản phẩm rẻ tiền thường chỉ có tốc độ tối đa là 2000 DPI.
Nhưng trong khi quy tắc chung về thông số kỹ thuật là các chỉ số cao hơn thường tốt hơn, thì điều đó lại không đúng trong trường hợp này. DPI cho biết con trỏ chuột di chuyển nhanh đến mức nào, nhưng nhanh hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Độ phân giải màn hình máy tính hiện nay phổ biến ở mức Full HD 1920 x 1080, với mức này, tốc độ chuột 2000 DPI đủ sức gánh vác các công việc người dùng giao phó.
Tốc độ 10.000 DPI ư? Không mang quá nhiều ý nghĩa. Độ nhạy của chuột cao như vậy có lẽ phải chờ tới màn hình 8K chúng ta mới có thể tận dụng được hết. Tuy nhiên, cần phải biết rằng, các mắt đọc cao cấp hỗ trợ mức DPI tối đa cao, độ chính xác ở các mức DPI thấp thường rất cao. Qua đây, bạn cần tỉnh táo hơn trước những lời mời chào chỉ sử dụng thông số kĩ thuật với mức DPI cao chót vót, thay vào đó để ý hơn tới độ chính xác của nó.
- Cảm biến Laser hay Cảm biến quang (Optical)
Hai loại chuột phổ biến nhất hiện nay sử dụng cảm biến quang học và cảm biến laser. thực ra là các biến thể của cùng một công nghệ. Sự khác biệt chính là chuột quang sử dụng đèn LED để phản chiếu bề mặt bên dưới, trong khi chuột laser sử dụng laser để theo dõi chuyển động.
Phân biệt 2 sản phẩm, trong khi cảm biến quang học Optical sử dụng 1 đèn LED để chiếu sáng bề mặt làm nổi rõ các gợn trên bề mặt giúp cảm biết đọc được sự di chuyển của bề mặt với chuột, trong khi chuột laser lại sử dụng tia laser để quét trực tiếp vào bề mặt nên đọc được cả trên những bề mặt có độ nhám rất thấp như mặt kính và gương.
Khác biệt thứ 2, Laser nhạy hơn quang học, từ đó chuột laser mang lại tốc độ cao hơn nhiều, như chỉ số DPI chẳng hạn. Nhưng Điều này có thể dẫn đến một vấn đề gọi là “gia tốc”. Tức là con trỏ chuột sẽ di chuyển xa hơn khi bạn di chuyển chuột nhanh và ngắn hơn khi bạn di chuyển nó chậm. Đó là một cơn ác mộng đối với các game thủ. Cũng vì vậy mà các sản phẩm chuột Optical lại có giá nhỉnh hơn chuột laser thông thường 1 chút.
- Dây hay không dây?
Đây là thời đại của công nghệ không dây, chuột máy tính cũng vậy. Cơ bản ai cũng nhìn được lợi và hại của mỗi loại chuột này, và chúng vẫn sống cạnh nhau trong những năm qua.
Hơn hết, chuột không dây giúp các game thủ quên đi mối lo về dây chuột bị mắc đằng sau bàn, hay bị chuột cắn đứt dây … Sự tiện lợi là điểm mạnh nhất của chuột wireless, nó cũng thường được ứng dụng lên các sản phẩm chuột cho laptop.
Tuy nhiên, chuột có dây đảm bảo được tốc độ và sự chính xác vượt trội so với chuột không dây, ít nhất là trong quá khứ. Mặc dù các sản phẩm Chuột không dây đã bắt kịp với các đối thủ có dây, hiện tượng lag đã biến mất, nhưng các game thủ vẫn thích sự nhất quán tuyệt đối và độ tin cậy của chuột có dây hơn.
Cùng với đó, chuột không dây còn gặp phải 1 chướng ngại liên quan tới pin, với nhiều game thủ có thói quen chơi game liên tục trong thời gian dài, sản phẩm loại này đôi khi không đáp ứng được đủ nhu cầu của họ.
- Bluetooth là lựa chọn tốt nhất cho chuột không dây
RF – Radio Frequency hay còn gọi là tần số vô tuyến, là công nghệ đang phổ biến nhất hiện tại, hầu hết các sản phẩm chuột và bàn phím không dây trên thị trường đều sử dụng phương thức này. Nó có 1 đầu bắt tín hiệu, gắn vào thiết bị PC hoặc Android, tín hiệu sẽ được truyền đi truyền lại giữa chuột và đầu bắt tín hiệu này. Nhược điểm là các dongle sẽ chiếm một trong các cổng USB của bạn, và gần như không thể thay thế nếu bạn đánh mất. Thiết bị RF cũng dễ bị nhiễu hơn.
Cùng với đó, ít thấy hơn chính là chuột bluetooth, kết nối trực tiếp với thiết bị thông qua sóng bluetooth mà không cần tới các bộ nhận như RF. Nghĩa là nó có thể kết nối với các thiết bị không hỗ trợ cổng USB 1 cách dễ dàng, smartphone là 1 ví dụ. Giá của chuột bluetooth thường cao hơn hẳn RF.
Bluetooth thuận tiện hơn. Nó sẽ không sử dụng một cổng USB quý giá và tuổi thọ pin có thể dễ dàng kéo dài một hoặc hai năm. Việc chia sẻ một con chuột giữa nhiều máy tính cũng dễ dàng hơn nhiều.